Chiến thuật áp dụng Cataphract

Mặc dù có sự đang dạng về trang bị và ngoại hình, cataphract vẫn được xem như lực lượng xung kích hạng nặng ở đa số quốc gia áp dụng loại kị binh này, để đẩy lui một bộ phận binh lực đối phương nhờ vào sự yểm trợ từ bộ binh và cung thủ. Về bản chất, cataphract phải được phân biệt rõ ràng giữa các kị binh nặng đơn thuần và lancer, điển hình như ở Trung Cận Đông, khi các loại kị binh này có sự khác biệt về địa vị, tầng lớp và giá trị tinh thần giữa chúng. Ở một số quân đội, cataphract thường được chiêu môh từ tầng lớp quý tộc hoặc người giàu có_thành phần xã hội có thể khả năng chi trả phí nuôi nhiều con ngựa cùng lúc hoặc sở hữu, bảo dưỡng số lượng lớn vũ khí hoặc giáp phục.

Hỗ trợ tầm xa được xem như một yếu tố chiến thuật quan trọng khi trong triển khai cataphract xung kích. Trong trận Carrhae, người Parthia bao vây quân đội La Mã bằng kị xạ khi bắn mưa mũi tên vào đội hình bộ binh đối phương, buộc Crassus phải lập đội hình testudo phòng thủ co cụm, nhằm giảm thiểu thương vong do bị tên bắn. Một khi bộ binh La Mã không còn khả năng kháng cự, lực lượng cataphract Ba Tư sẽ xuất hiện, giuơng hàng thương kontos dài sau đó phá tan hoàn toàn đội quân La Mã đông hơn gấp 4 lần, mà với rất ít thương vong.

Các đợt xung kích của cataphract có hiệu quả cao nhờ vào kỉ luật tốt và số lượng lớn ngựa chiến được triển khai (mỗi cataphract thường có nhiều con ngựa). Từ đầu thế kỷ I TCN, đặc biệt trong các chiến dịch bành trướng lãnh thổ của đế chế Parthia và Sassanid, lực lượng cataphract của họ cũng như các dân tộc Iran như Scythia, Sarmatia đã chiếm ưu thế vượt trội trước một quân đội La Mã thiếu linh hoạt và phụ thuộc nhiều vào tác chiến bộ binh. Các sử gia La Mã thời kỳ đế quốc đã chỉ ra tử huyết này, khi bộ binh cô độc chống đỡ với các đợt xung kích của cataphract. Quân đội Parthia liên tục phá tan các binh đoàn La Mã tronh nhiều cuộc chiến khác nhau bằng sự áp dụng quy mô lớn lực lượng cataphract. Chỉ đến khi tận dụng lợi thế địa hình và duy trì kỉ luật đội hình, quân La Mã mới có thể chống đỡ các đợt xung kích tiếp theo.

Ở Ba Tư , cataphract có thể được dùng như lực lượng kị xạ. Vào thời kỳ Sassanid, binh đoàn Savaran (tiếng Ba Tư: سواران, nghĩa là "kị sĩ") được xây dựng vừa đóng vai trò kị xạ lẫn cataphract nhằm đối đầu với một số bộ lạc đe dọa biên giới phía bắc Ba Tư như người Hung, Hephthlites, Hung Nô, Scythia và đế chế Kushan_những người áp dụng chiến thuật kiểu du mục "tập kích- rút lui" chỉ nhờ vào sự linh hoạt của các kị xạ. Sau này, lực lượng vệ binh Pushtigban hình thành, kế thừa ưu điểm của binh đoàn Savaran để chống lại loại hình chiến thuật mới của La Mã.